Chống "lem" cho giấy viết
Điểm khác biệt giữa giấy in và giấy viết là “độ chống thấm”. Giấy in có khả năng thấm mực tốt, nhanh nên việc giải quyết hiện tượng “lem” không cần quan tâm.
Ngược lại, giấy viết cần phải không chế độ gia keo một các cân bằng để khi viết (bằng mực nước) dễ dàng hút mực nhưng không bị nhòe. Do vậy trong công nghệ sản xuất giấy, giải quyết vấn đề lem là bài toán khá hóc búa. Bằng kinh nghiệm và lý thuyết, Văn phòng phẩm An Cường đề xuất dưới đây một số giải pháp cơ bản để các bạn tham khảo.
1- Bản chất của hiện tượng lem giấy:
- Bề mặt giấy không nhẵn.
- Có nhiều lỗ hổng trên bề mặt và bên trong kết cấu liên kết sơ sợi (thường là sợi dài).
- Bên trong tế bào sợi có những lỗ hỏng nhỏ (lumen) có tính ưa nước.
- Chống lem cho giấy viết.
2- Nguyên tắc chống lem giấy:
- Gia keo nội bộ: Trộn hóa chất (keo AKD,ASA, keo nhựa thông phân tán) vào trong bột giấy để tăng tính kỵ nước của sơ sợi, của bề mặt những chỗ lồi lõm, hoặc các lumen.
- Gia keo bề mặt: Bằng cách dùng tinh bột (cùng một ít chất độn) tráng trên bề mặt (ở phần size press) lấp đầy những phần lồi lõm hai bề mặt tờ giấy.
- Phá vỡ các lumen trong tế bào sợi: Bằng cách nghiền cao; phân tơ chổi hóa tối đa.
- Giảm lượng bột sớ dài: Sử dụng nhiều loại bột sớ ngắn (ít lumen), sơ sợi nhỏ mịn dễ lấp đầy chỗ lồi lõm bề mặt và khoảng hở giữa các liên kết sơ sợi.
- Sử dụng chất độn có diện tích bề mặt nhỏ (GCC có kích thước 3÷5 µm, talc có kích thước 7÷10 µm là những lựa chọn tốt).
Hãy truy cập vanphongphamancuong.com để được tư vấn tốt nhất.
Tin tức liên hệ